Liên kết

Thị trường sau cơn mưa tái cơ cấu
Theo: theo batdongsan - Cập nhật lúc: 10:44:54 - 09/10/2013
Thị trường sau “cơn mưa” tái cơ cấu

Trong số các thương vụ M&A NH, ngoại trừ một số trường hợp thay đổi chủ sở hữu hoặc mở rộng cấu trúc chủ sở hữu, số còn lại, đặc biệt ở 9 NH bắt buộc tái cơ cấu theo chỉ đạo của NH Nhà nước bao gồm TienPhongBank, GPBank, NamVietBank, SCB, DeNhatBank, TinNghiaBank, TrustBank, WesternBank, và Habubank, thì thực tế đã có tới 6 NH chọn phương án M&A làm cứu cánh tái cấu trúc.

Tuy lộ trình thực hiện việc “gom lại” này ở một số NH đã hoàn tất được 1 năm đến 1,5 năm, song nhìn chung vì phần lớn các NH vẫn mới chỉ bước vào giai đoạn chớm hoàn tất thương vụ nên thị trường vẫn cần một thời gian nữa để chứng kiến tiếp các thương vụ M&A.

Nợ xấu - Vấn nạn tiền và hậu sáp nhập

Cho dù các NH đã hoặc chưa thực sự hoàn tất các thương vụ sáp nhập để “nâng cao sức khỏe” như mong muốn, thì nếu như nợ xấu là một những nguyên nhân khiến nhiều NH phải chọn M&A nhằm thoát ra khỏi danh sách “yếu kém” thì nợ xấu lại cũng vấn đề các NH phải đối mặt đầu tiên, sau khi sang tên đổi chủ hoặc mang tên mới. Nói chính xác là việc hợp nhất hoặc sáp nhập không có nghĩa khiến nợ xấu biến mất mà nó chỉ biến thiên theo dạng 1+1=2, thậm chí 1+1 cũng có thể thành…3, do các NH trong giai đoạn chuyển đổi tái cấu trúc, đều gặp khó khăn chung là nợ của các khách hàng tổ chức “đóng băng”.

NHNN chi nhánh TP HCM mới đây cho hay sau một giai đoạn giảm ở cuối quý I/2013, nợ xấu trên địa bàn đã tiếp tục leo thang và đến cuối tháng 8/2013, đã tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỉ trọng trên tổng dư nợ. Cụ thể nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại TPHCM là 53.752 tỉ đồng, chiếm 5,99% tổng tín dụng trên địa bàn và tăng hơn 6.600 tỉ đồng so với cuối năm 2012, tức tăng khoảng 14%.

Điều đáng nói là trong khi phần lớn các NH đều có Báo cáo tài chính (BCTC) thể hiện một con số nợ xấu đẹp, thậm chí dưới 3% thì số liệu tổng nợ xấu của hệ thống tăng như thống kê lại đang cho thấy một nghịch lý khó hiểu. 

TS Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng các NH mới chỉ chú trọng xử lý nợ xấu trên báo cáo tài chính và do đó đối vấn đề tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, kết quả cụ thể đối với từng NH vẫn là một câu hỏi lớn. Còn phương án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã được thông qua, nhưng xử lý theo các biện pháp nghiệp vụ, hành chính nhiều hơn là chuyển khối tài sản thế chấp thành vốn và chuyển vào các mục đích sản xuất, kinh doanh; chưa chú trọng giải thoát cho các bên khỏi mối quan hệ tín dụng hiện có. Đặc biệt, ông Cung nói, các NH mới chú ý nhiều đến làm sạch BCTC, chưa chú ý giải phóng gánh nặng nợ cho DN. Vì vậy, các tổ chức tín dụng có thể tuyên bố hay báo cáo đã hoàn thành xử lý nợ xấu, thì gánh nặng nợ đối với DN có thể vẫn còn nguyên. Mục đích xử lý nợ xấu có thể chưa đạt được!.

VMAC: Kỳ vọng cao - hiện thực thấp

Ở thời điểm hiện tại, việc xử lý nợ xấu dường như đang trông cậy nhiều Cty Quản lý tài sản các TCTD VN - VAMC, trong khi VAMC lại mới chỉ bắt tay ký kết mua nợ với mỗi Agribank, một NH quốc doanh đang dần lộ ra nhiều lổ hổng quản trị và số nợ xấu “khủng” ngoài dự đoán. Theo kế hoạch thì ngoài Agribank, trong tháng 10 này, VAMC sẽ bắt tay mua nợ xấu của cảSCB, SHB và PGBank. Tổng trị giá mua nợ cho cả 10 NH trong 2 tháng tới khoảng 10.000 t đồng.

Trước đó, theo một nguồn tin khác thì VAMC dự kiến từ nay đến cuối năm, sẽ xử lý mua nợ xấu trị giá khoảng 20.000-25.000 tỉ đồng.Nếu nhìn lại kế hoạch dự kiến của VAMC ngay từ khi đi vào hoạt động trong tháng 7, thì sau khoảng hơn 3 tháng, dường như các kế hoạch dự kiến mua nợ của VAMC đều lần lượt được điều chỉnh đi đáng kể.

Tháng 7/2013, NHNN dự kiến trong năm 2013, VAMC sẽ xử lý khoảng 80.000-100.000 tỉ đồng nợ xấu (khoảng 4-5 tỉ USD, tương đương 60%-70% tổng nợ xấu) với tỉ lệ thu hồi ước đạt 20%- 40%. Cách đây một tháng, là 20.000-25.000 tỉ đồng và nay là 10.000 tỉ đồng. Có vẻ như những kỳ vọng quá cao lúc ban đầu khi “đụng” thực tế, đã phải thay đổi.

Nhiều chuyên gia cho rằng ngoài những yêu cầu khắt khe từ chính VAMC đối với các khoản nợ được mua (như quy định khoản nợ xấu được mua phải là khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản, trong đó không dưới 65% tổng giá trị tài sản đảm bảo phải là bất động sản (hoặc bất động sản hình thành trong tương lai – mà theo các NH thì tỉ lệ hợp lý nên là 50-60%), thì tương lai tới đây, VAMC chắc chắn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong nỗ lực xử lý nợ xấu. Trong đó, cơ cấu nợ xấu, số liệu thực của nợ xấu và đầu ra cho nợ xấu khi VAMC ôm hàng giúp các NH làm sạch sổ sách nhưng nợ xấu thì vẫn còn nguyên và chỉ là được gói ghém lại bằng những trái phiếu đặc biệt chờ bán đi trong khi chiết khấu dần… là những rào cản khó vượt nhất.

Khi đầu ra nợ xấu của chưa được hình dung, 5 năm để các NH chiết khấu hết số nợ xấu đã bán qua VAMC, sẽ là một khoảng thời gian khôn ngoan, nhưng liệu đã đủ để các NH dọn dẹp xong những hậu quả ngổn ngang của những năm tháng kinh doanh thiếu quản trị rủi ro? Hướng đến lộ trình tái cấu theo nghĩa trước hết hoàn tất xử lý nợ xấu, M&A NH thực ra mới chỉ là điểm xuất phát để giúp các nhà băng có thể rộng đường đua hơn trên một đại lộ đang kẹt xe; còn VAMC thì có thể ví như cột đèn xanh để giúp các NH sớm có thểbăng qua đường.

 

Các thương vụ M&A NH từ 2011- đến nay:

- Tháng 2/2011: Tổng Cty Bưu chính VN được Chính phủ đồng ý cho góp vốn vào NH TMCP Liên Việt, đổi tên thành LienVietPostBank;

- Tháng 11/2011: NHTM CP Gia Định đổi tên thành NHTM CP Bản Việt;

- Tháng 11/2011: NH TM CP Đệ Nhất, Tín Nghĩa và SCB hợp nhất thành NH TMCP SCB;

- Tháng 1/2012: Tập đoàn Doji vào tiếp quản NHTM CP TienphongBank;

- Tháng 8/2012: NH TMCP Nhà Hà Nội HBB chính thức sáp nhập vào NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

- Tháng5/2013: NHTM CP TrustBank - Đại Tín đổi tên thành NHTM CP Xây dựng Việt Nam với nhân tố cổ đông mới đại diện là Tập đoàn Thiên Thanh;

- Tháng 3/2013: tại Cần Thơ, NHTM CP Phương Tây (Western Bank) thông qua kế hoạch hợp nhất với Cty CP Tài chính Dầu khí PVFC và đến tháng 8/2013, chính thức đổi tên mới là PVCombank;

- Tháng 9/2013: cổ đông 2 NHTM CP DaiABank và HDBank chính thức đại hội lần cuối để thông qua kế hoạch sáp nhập và thống nhất tên NH mới là HDBank.

Ngoài ra, một số thương vụ M&A theo nghĩa mở ra đối tác chiến lược từ Nhật với tỷ lệ sở hữu vốn từ 15-20% trở lên cũng đã được thực hiện trong hệ thống NH như:

- Tháng 9/2011: Mizuho chính thức mua 15% cổ phần của Vietcombank;

- Tháng 12/2012: Sumitomo-Life (Nhật) mua 18% cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt từ HSBC

- Tháng 2/2013:Bank of Tokyo UFJ- Mitsubishi vào sở hữu 20% cổ phần Vietinbank

bình luận 0 Lượt xem 2032
Tin mới hơn
Tin cũ hơn
Quán triệt và tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2012 (02/06/2014)
Những điểm sáng trong mô hình kinh tế hợp tác xã (03/10/2013)
Năm 2012, ngân hàng Việt có thể chỉ còn 2/3 (03/10/2013)
Ngân hàng lại đua khuyến mại qua thẻ (03/10/2013)
Thanh khoản: Lo dần là vừa (03/10/2013)
Đề nghị kê biên phát mãi trụ sở Agribank (03/10/2013)
Mua nợ xấu lo bế tắc đầu ra (02/10/2013)
Giảm nhỏ giọt, giá vàng trong nước lại đắt hơn thế giới 4,4 triệu đồng/lượng (02/10/2013)
ADB: Giải quyết nợ xấu sẽ cải thiện lòng tin cho doanh nghiệp (02/10/2013)
VAMC chính thức bắt tay vào phá băng nợ xấu (01/10/2013)

Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm & dịch vụ Thông báo lãi suất Tuyển dụng Tin tức & sự kiện Liên hệ - góp ý


Bản quyền © 2011 bởi Quỹ  tín dụng Nam Sông Hậu - TP Cần Thơ

Địa chỉ : Lô 3A, KDC Hưng Phú 1, Phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, TP - Cần Thơ
Email: quytindung@namsonghau.com -
  Website: www.namsonghau.com

ĐT: 02923.919192 - Fax: 02923.919193

Tổng lượt truy cập: 2423570
Đang truy cập: 4
This page was created in 0.04318 seconds.