Liên kết

Đánh giá về chính sách tiền tệ phải rất khách quan
Theo: Thời báo ngân hàng - Cập nhật lúc: 11:23:36 - 02/07/2013


Theo đó, vì CSTT phải đảm nhận nhiều mục tiêu như vậy, nên khi đánh giá vai trò điều hành của NHNN trong giai đoạn hiện nay cần phải rất khách quan. Đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến nền kinh tế bị tác động cả từ bên ngoài, nên chỉ cần thực hiện thành công 2/3 mục tiêu  có thể được xem là đã thành công nhất định rồi.

Ông có thể nói cụ thể hơn về sự thành công của những mục tiêu nói trên?

Đầu tiên phải kể đến mục tiêu ưu tiên hàng đầu mà Chính phủ giao cho NHNN là kiềm chế lạm phát, đến thời điểm này về cơ bản đã làm được, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, trong “cơn bão” giảm giá của bất động sản và suy giảm kinh tế thì quan trọng nhất phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Có thể nói, NHNN cũng đã có nhiều giải pháp thành công góp phần đảm bảo an toàn hệ thống.

Thứ ba, các giải pháp của NHNN đã góp phần đáng kể cho tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện cán cân thương mại, ổn định tỷ giá. Từ mục tiêu này chúng ta đã giữ được niềm tin vào VND. Ngoài ra, chúng ta thấy CSTT đã hỗ trợ cho chính sách tài khóa, trong đó huy động được nguồn vốn ngân hàng đầu tư vào trái phiếu.

Thứ tư, đến giờ phút này chúng ta đã giải quyết được rất lớn việc chống đô la hóa, vàng hóa. Trước đây, ước tính mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu 50-60 tấn vàng, trong đó lượng vàng nhập lậu khá lớn. Nhưng khoảng nửa năm qua, NHNN đã thực hiện việc chống vàng hóa thành công, không còn hiện tượng sốt vàng, đầu cơ vàng nữa và số lượng vàng nhập về cũng rất ít.

Thứ năm, NHNN đã tích cực xây dựng các văn bản luật pháp, điều chỉnh triển khai theo Luật NHNN, Luật Các TCTD. Nhất là ban hành các Thông tư hướng dẫn để triển khai thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng kịp thời, phù hợp với thị trường.

Còn các giải pháp quản lý thị trường vàng của NHNN thời gian qua thì sao, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng, bản chất của thị trường vàng rất khác biệt so với các thị trường hàng hóa thông thường khác. Do đó, khi giải quyết các vấn đề liên quan tới thị trường vàng chúng ta không được nôn nóng mà phải hết sức cẩn trọng, giải quyết từng bước đi. Đặc biệt, chúng ta phải hướng về mục tiêu của chính sách đó, chứ đừng quan tâm nhiều đến giải pháp trong ngắn hạn.

Trước tiên, đặt vấn đề là tại sao chúng ta phải quản lý thị trường vàng. Một thời gian dài trước đây, thị trường vàng luôn biến động bất thường, ảnh hưởng qua lại tới tỷ giá, tác động đến vấn đề ổn định vĩ mô. Chính vì vậy, các giải pháp quản lý thị trường vàng phải hướng tới mục tiêu ổn định vĩ mô.

Hơn nữa, cần xét trên góc độ, khi thị trường vàng đưa vào quản lý, đưa vào trật tự nề nếp là nhằm giúp người dân không mua phải vàng kém chất lượng. Và đến nay chúng ta đã và đang hướng tới điều đó. Cá nhân tôi đồng ý với các giải pháp điều hành thị trường vàng của NHNN.


Lãi suất tiếp tục giảm sẽ hỗ trợ DN phục hồi tốt hơn


Vậy ông bình luận thế nào về các quyết định giảm trần lãi suất huy động cả VND và USD đồng thời tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 1% của NHNN mới đây?

Đây là bước đi hợp lý của NHNN nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, song vẫn hỗ trợ được tăng trưởng. Khi kéo lãi suất ngoại tệ xuống và đồng thời chủ động điều chỉnh tỷ giá thời điểm này ở mức 1% là vừa phải, hợp lý. Bởi sự điều chỉnh này sẽ không gây sốc cho lạm phát mà còn tác động hỗ trợ tốt hơn cho xuất khẩu. Việc lãi suất USD giảm sâu như vậy cũng sẽ giúp tránh trường hợp người dân rút VND ra khỏi ngân hàng đi mua USD, giảm áp lực tới cầu ngoại tệ. Từ đó, nó giúp cho tỷ giá không bị sốc.

Và trần lãi suất huy động VND giảm xuống 7%/năm cũng là mức hợp lý khi mà lạm phát của Việt Nam năm nay hoàn toàn có thể kiềm chế khoảng 6 - 6,5%. Việc giảm trần lãi suất huy động sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm sâu thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.

Đặc biệt, với việc bỏ trần lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng, chính là NHNN muốn khuyến khích người dân gửi tiết kiệm ở kỳ hạn dài, giúp nguồn vốn của ngân hàng ổn định và tạo đường cong lãi suất rõ ràng hơn.

Vậy theo ông, trong thời gian tới, ngành Ngân hàng cần tập trung vào những vấn đề gì?

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại. Đầu tiên là phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu để tạo nên một hệ thống ngân hàng ổn định, bền vững.

Trong ngắn hạn, cần tiếp tục hỗ trợ cho các NHTM chuyển dịch theo chiều hướng đổ vốn cho các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu. Đồng thời, ngành Ngân hàng cần tiếp tục phối hợp với ngành Xây dựng để triển khai gói tín dụng nhà ở 30 nghìn tỷ đồng trong đó hướng tới hỗ trợ cho người dân nhiều hơn. Tránh trường hợp cho vay không khéo lại tiếp tục dư thừa nhà ở xã hội nữa thì rất nguy hiểm.

Cùng với đó, NHNN cần tiếp tục kiên quyết giữ gìn trật tự thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường vàng. Với một đất nước không sản xuất được vàng, đa phần là nhập khẩu vàng thì khó có thể kéo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Tuy nhiên, hiện nay mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế còn quá lớn, cần điều chỉnh giảm xuống mức chênh hợp lý. Và theo tôi nên giữ độ chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 5% là phù hợp và cần thiết. Vì với khoảng chênh lệch giá này mới có thể giúp chúng ta chống được vàng hóa, đầu cơ vàng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

bình luận 0 Lượt xem 2801
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm & dịch vụ Thông báo lãi suất Tuyển dụng Tin tức & sự kiện Liên hệ - góp ý


Bản quyền © 2011 bởi Quỹ  tín dụng Nam Sông Hậu - TP Cần Thơ

Địa chỉ : Lô 3A, KDC Hưng Phú 1, Phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, TP - Cần Thơ
Email: quytindung@namsonghau.com -
  Website: www.namsonghau.com

ĐT: 02923.919192 - Fax: 02923.919193

Tổng lượt truy cập: 2420476
Đang truy cập: 5
This page was created in 0.06033 seconds.